Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Quy trình công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi - VIETCERT - 0903 516 929

Quy trình công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi MỚI NHẤT

Trước đây, quy trình và hồ sơ công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi được quy định trong Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tuy nhiên hiện nay, công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi sẽ thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Khi hợp tác cùng Vietcert, quý công ty sẽ được tư vấn miễn phí hoạt động này.

Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi Vinacontrol CE

Chứng nhận và công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi liên hệ Vietcert

Trình tự công bố hợp quy như thế nào?

Theo Điều 13, Chương III, Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN việc công bố hợp quy được thực hiện như sau:
1. Bước 1: Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc do tổ chức, cá nhân tự công bố hợp quy; Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;
Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
2. Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký sản xuất, kinh doanh.

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký công bố hợp quy

Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp quy, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới cơ quan chuyên ngành và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:
- Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:
  • Bản công bố hợp quy;
  • Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình và môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
  • Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh về thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng kỹ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật).
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem sẻ, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản có công chứng.
- Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
  • Bản công bố hợp quy;
  • Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng kỹ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…) thì hồ sơ của tổ chức, cá nhân phải có quyt rình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
  • Trườn hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứ nhận phù hợp về tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…) thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;
  • Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký;
  • Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan;
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản có công chứng.
Bên cạnh hoạt động chứng nhận và công bố hợp quy cho thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm này cần thực hiện công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi thương mại và dăng ký vào danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu thông trên thị trường.

Vietcert có thể hỗ trợ hướng dẫn hồ sơ công bố hợp quy và thủ tục đăng ký vào danh mục cho doanh nghiệp; thử nghiệm các chỉ tiêu dinh dưỡng của sản phẩm phục vụ cho việc đăng ký vào danh mục.

Liên hệ VietCert để được tư vấn tốt nhất:

Hỗ trợ tư vấn miễn phí, thực hiện hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục liên quan tới Chứng nhận hợp quy, Chứng nhận hệ thống quản lý ISO 9001:2015, Chứng nhận HACCP, Chứng nhận VietGAP trồng trọt, chăn nuôi và các vấn đề pháp lý khác. 

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và được hưởng dịch vụ tốt nhất. 
Liên hệ: Mr. Khiêm Nguyễn
Mobile: 0903 516 929 - Zalo: 0706 880 132
Email: vietcert.kinhdoanh33@gmail.com
Website: www.vietcert.org

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

Chứng nhận hợp quy vải nhập khẩu - Vietcert

  • Chứng nhận hợp quy vải là việc đánh giá quy trình sản xuất vải (đối với phương thức 5) hoặc đánh giá lô hàng vải (đối với phương thức 7), cộng với việc lấy mẫu thử nghiệm sau đó so sánh với quy chuẩn quy định để kết luận đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu.
  • Công bố hợp quy vải là việc tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tự công bố sản phẩm vải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT)

Cơ sở pháp lý

Việc chứng nhận hợp quy vải được thực hiện theo quy định tại thông tư, quy chuẩn sau:
  • Thông tư 21/2017/BCT quyết định ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhộm Azo trong sản phẩm dệt may
  • Thông tư 07/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung thông tư 21/2017/TT-BCT
  • Quy chuẩn QCVN 01/2017/BCT – Mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhộm Azo trong sản phẩm dệt may
Việc công bố hợp quy vải được thực hiện theo quy định sau:

Các loại vải cần chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy

Có 3 nhóm sản phẩm dệt may và vải phải chứng nhận hợp quy, bao gồm:
  • Nhóm sản phẩm dệt may, vải cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi
  • Nhóm sản phẩm dệt may, vải tiếp xúc trực tiếp với da
  • Nhóm sản phẩm dệt may, vải không trực tiếp tiếp xúc với da
Các nhóm sản phẩm dệt may, vải được quy định cụ thể từng loại theo công năng và mã HS (đối với sản phẩm nhập khẩu). 
VINACONTROL là đơn vị được chỉ định chứng nhận hợp quy vải và công bố hợp quy vải

Các chỉ tiêu thử nghiệm khi chứng nhận hợp quy vải

Có 2 chỉ tiêu cần thử nghiệm khi chứng nhận hợp quy vải, bao gồm:
Thứ nhất: Hàm lượng formaldehyt, được quy định cụ thể như sau:
  • Đối với nhóm sản phẩm dệt may, vải cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi: Giới hạn tối đa không quá 30 mg/kg
  • Đối với nhóm sản phẩm dệt may, vải tiếp xúc trực tiếp với da: Giới hạn tối đa không quá 75 mg/kg
  • Đối với nhóm sản phẩm dệt may, vải không tiếp xúc trực tiếp với da: Giới hạn tối đa không quá 300 mg/kg
Thứ hai: Mức giới hạn về hàm lượng các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo
Hàm lượng mỗi amin thơm không được vượt quá 30 mg/kg. Danh mục các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo quy định tại Phụ lục II Quy chuẩn QCVN 01/2017/BCT.

Những chú ý quan trọng khi thực hiện chứng nhận hợp quy vải

  • Các sản phẩm vải cần chứng nhận hợp quy là các sản phẩm được lưu hành tại Việt Nam bao gồm: Các sản phẩm nhập khẩu và các sản phẩm sản xuất trong nước được lưu hành ở Việt Nam
  • Danh mục sản phẩm vải cần chứng nhận hợp quy được quy định rõ tại Phụ lục I, quy chuẩn QCVN 01/2017/BCT. 
  • Các sản phẩm vải không cần chứng nhận hợp quy bao gồm:
    • Hành lý của người nhập cảnh; tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế;
    • Quà biếu, tặng trong định mức miễn thuế;
    • Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ngoại giao, tổ chức quốc tế trong định mức miễn thuế;
    • Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại; hàng hóa tạm nhập – tái xuất; hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển; hàng đưa vào kho ngoại quan (không áp dụng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa để tiêu thụ);
    • Hàng mẫu để quảng cáo không có giá trị sử dụng; để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất;
    • Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức miễn thuế;
    • Vải và các sản phẩm dệt may chưa được tẩy trắng hoặc chưa nhuộm màu.
  • Các sản phẩm dệt may, vải được cấp Giấy chứng nhận sinh thái không phải thực hiện việc lấy mẫu thử nghiệm hàm lượng formaldehyt và các amin thơm (chỉ cần đánh giá lô hàng, không cần thử nghiệm). Danh mục nhãn sinh thái được quy định rõ tại Phụ lục IV của quy chuẩn QCVN 01/2017/BCT

Trung Tâm chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy Vietcert

Vietcert là đơn vị được Bộ Công thương chỉ định chứng nhận hợp quy vải, chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may. Chúng tôi có mặt ở 3 miền Bắc – Trung – Nam và các cảng biển, cửa khẩu nên việc chứng nhận hợp quy vải sẽ rất thuận lợi và tiết kiệm cho doanh nghiệp.

Quy trình chứng nhận hợp quy vải

Quy trình chứng nhận hợp quy vải nhập khẩu theo phương thức 7:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận và cung cấp thông tin lô hàng. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký chứng nhận hợp quy vải tại Vietcert. Sau đó cung cấp cho chúng tôi hồ sơ lô hàng nhập khẩu (bao gồm hồ sơ nhập khẩu, CO/CQ, nhãn sinh thái nếu có…)
Bước 2: Sau khi có bản đăng ký, doanh nghiệp cung cấp cho hải quan để lấy hàng về (trong trường hợp được giải phóng hàng)
Bước 3: Sau khi hàng về tới cảng hoặc tại kho, chúng tôi sẽ đánh giá lô hàng (tại cảng hoặc kho), đồng thời lấy mẫu thử nghiệm
Bước 4: Sau khi có kết quả thử nghiệm và lô hàng đạt yêu cầu, Vietcert sẽ trả chứng nhận hợp quy vải để doanh nghiệp lấy hàng về
Bước 5: Công bố hợp quy vải: Sau khi có chứng nhận hợp quy vải, doanh nghiệp cần thực hiện công bố hợp quy vải trên Sở Công thương. Vietcert sẽ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện bước này.

Quy trình công bố hợp quy vải

Bước 1: Chuyển bị hồ sơ công bố hợp quy vải. Hồ sơ công bố bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục V kèm theo Quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT);
b) Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp quy vải do VINACONTROL cấp
c) Giấy phép kinh doanh
Bước 2: Nộp hồ sơ công bố hợp quy vải tại Sở Công thương
Bước 3: Nhận giấy tiếp nhận công bố hợp quy vải từ Sở Công thương
Tới giai đoạn này doanh nghiệp đã hoàn thành việc công bố hợp quy vải và đủ điều kiện để sản phẩm vải được lưu thông trên thị trường Việt Nam

Thời gian và chi phí chứng nhận hợp quy vải

  • Thời gian chứng nhận hợp quy vải nhập khẩu: Trong vòng 3 ngày
  • Thời gian công bố hợp quy vải: Trong vòng 5 ngày
  • Chi phí chứng nhận hợp quy vải tùy thuộc vào số lượng, chủng loại lô hàng. 

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2015 - VIETCERT - 0903 516 929

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2015
I. ISO 9000 LÀ GÌ?
ISO 9000 là tên gọi chung của bộ tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng (Quality Management System) do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành để giúp các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao chất lượng, uy tín và hiệu quả hoạt động, làm cơ sở cho phát triển bền vững. Bộ tiêu chuẩn này gồm các tiêu chuẩn chính như sau:
- ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu
- ISO 9000:2015 Hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở và từ vựng
- ISO 9002:2016 Hệ thống quản lý chất lượng – hướng dẫn áp dụng ISO 9001:2015
- ISO 9004:2009 Quản lý tổ chức thành công bền vững – Phương pháp tiếp cận quản lý chất lượng
- ISO 19011:2011 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý.

ISO 9001 là tiêu chuẩn quy định cụ thể về yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng tại các tổ chức, doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này dùng để xây dựng và đánh giá, cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng cho hàng triệu tổ chức, doanh nghiệp trên toàn thế giới trong thời gian qua.
Được ban hành lần đầu tiên vào năm 1987, bộ tiêu chuẩn này đã qua các kỳ sửa đổi vào các năm 1994, 2000, 2008 và tiêu chuẩn hiện hành là ISO 9001:2015. Tiêu chuẩn này được dịch sang tiếng Việt và ban hành thành tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN ISO 9001:2015.
Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được quy định một cách khái quát để có thể áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, không phân biệt loại hình, quy mô hoặc sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
Ngoài tiêu chuẩn ISO 9001:2015, một số lĩnh vực chuyên ngành còn ban hành tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng riêng cho lĩnh vực của mình như:
- IATF 16949 Hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành ô tô
- TL 9001 Hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành viễn thông
- AS 9100 Hệ thống quản lý chất lượng ngành hàng không, vũ trụ và quốc phòng
- ISO 13485 Hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành thiết bị y tế
- ISO/TS 29001 Hệ thống quản lý chất lượng ngành Công nghiệp dầu mỏ, hóa dầu và khí tự nhiên
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được ban hành vào tháng 9 năm 2015, tổ chức, doanh nghiệp có chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 sẽ hết hiệu lực sau 3 năm kể từ ngày ISO 9001:2015 được ban hành. Như vậy, các tổ chức, doanh nghiệp hiện đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 và có mong muốn duy trì hệ thống phải chuyển đổi sang ISO 9001:2015 chậm nhất vào tháng 9 năm 2018. Việc cập nhật theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tạo cơ hội để các tổ chức, doanh nghiệp rà soát và đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng của mình phù hợp với các ưu tiên chiến lược của tổ chức. 
II. LỢI ÍCH ÁP DỤNG ISO 9001:2015
Để duy trì khách hàng, tổ chức, doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. ISO
9001:2015 cung cấp một hệ thống đã được trải nghiệm ở quy mô toàn cầu để thực hiện phương pháp quản lý có hệ thống đối với các quá trình trong một tổ chức, từ đó tạo ra sản phẩm đáp ứng một cách ổn định các yêu cầu và mong đợi của khách hàng. Tổ chức sẽ đạt được những lợi ích sau đây khi thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015:
- Giúp tổ chức, doanh nghiệp xây dựng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiểm soát công việc;
- Phòng ngừa sai lỗi, giảm thiểu công việc làm lại từ đó nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc;
- Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong tổ chức; 
- Hệ thống văn bản quản lý chất lượng là phương tiện đào tạo, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm;
- Giúp cải tiến thường xuyên chất lượng các quá trình và sản phẩm;
- Tạo nền tảng để xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả;
- Nâng cao uy tín, hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp…
III. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ISO 9001:2015
a) Giai đoạn chuẩn bị
- Hướng dẫn lập ban chỉ đạo ISO và nhóm dự án của tổ chức/doanh nghiệp
- Khảo sát thực trạng của doanh nghiệp so với các yêu cầu của ISO 9001:2015; 
- Đào tạo “Nhận thức chung và phương pháp xây dựng HTQLCL theo ISO 9001:2015”;
- Đào tạo phương pháp xây dựng các văn bản của HTQLCL; 
b) Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
- Xác định bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp và các rủi ro có thể
gặp phải;
- Thiết lập chính sách và các mục tiêu chất lượng;
- Phân tích và cải tiến các quá trình hiện có theo các nguyên tắc của tiêu chuẩn ISO 9001:2015;
- Xây dựng bổ sung các quá trình còn thiếu so với yêu cầu của ISO 9001:2015
- Xây dựng hệ thống văn bản giúp việc duy trì và kiểm soát, điều hành các quá trình của hệ thống quản lý
chất lượng. 
c) Tổ chức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
- Phổ biến, hướng dẫn áp dụng các quy định của hệ thống quản lý chất lượng đến các đơn vị có liên quan;
- Đào tạo đội ngũ chuyên gia đánh giá nội bộ;
- Tổ chức rà soát, đánh giá nội bộ để cải tiến, hoàn thiện hệ thống.
d) Đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015
- Lựa chọn tổ chức đánh giá chứng nhận phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp;
- Tổ chức đánh giá thử (nếu cần);
- Cùng với tổ chức chứng nhận đã lựa chọn tổ chức cuộc đánh giá chứng nhận;
- Thực hiện các hành động khắc phục sau đánh giá chứng nhận (nếu có);
- Nhận chứng chỉ ISO 9001:2015.
đ) Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015
- Lập kế hoạch duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng hàng năm;
- Tổ chức đào tạo về ISO 9001:2015 và các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng khi có nhân viên mới, thay đổi vị trí công tác…
- Sửa đổi, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng mỗi khi có thay đổi và áp dụng nguyên tắc định kỳ rà soát, cập nhật các quy định của hệ thống quản lý chất lượng (2-3 năm/lần); 
- Nghiên cứu, áp dụng các công cụ cải tiến khác để nâng cao hiệu quả tổng thể của hệ thống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: 5S, Kaizen, Quản lý tinh gọn Lean, lean 6 Sigma, Duy trì hiệu suất tổng thể (TPM), Hệ thống chỉ số hoạt động chính (KPI), Mô hình nhóm huấn luyện (TWI)…

Liên hệ VietCert để được tư vấn tốt nhất:

Hỗ trợ tư vấn miễn phí, thực hiện hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục liên quan tới Chứng nhận hợp quy, Chứng nhận hệ thống quản lý ISO 9001:2015, Chứng nhận HACCP, Chứng nhận VietGAP trồng trọt, chăn nuôi và các vấn đề pháp lý khác. 

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và được hưởng dịch vụ tốt nhất. 
Liên hệ: Mr. Khiêm Nguyễn
Mobile: 0903 516 929 - Zalo: 0706 880 132
Email: vietcert.kinhdoanh33@gmail.com
Website: www.vietcert.org

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2019

Chứng nhận hợp quy Phụ gia xi măng và Bê tông - Vietcert


Chứng nhận hợp quy Phụ gia xi măng và Bê tông

1. Thế nào là phụ gia xi măng và bê tông ?
Phụ gia cho xi măng và bê tông là vật liệu vô cơ thiên nhiên hoặc nhân tạo ở dạng bột mịn hoặc nghiền mịn, được đưa vào trong quá trình nghiền xi măng hoặc trộn bê tông nhằm mục đích cải thiện tính chất của xi măng, thành phần cấp phối hạt và cấu trúc của đá xi măng và bê tông.


2. Các loại phụ gia xi măng, phụ gia bê tông nào cần phải thực hiện chứng nhận hợp quy ?
Theo quy định của Bộ Xây dựng thì các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu hoặc sản xuất các loại phụ gia xi măng và bê tông sau đều phải thực hiện chứng nhận hợp quy:
– Chứng nhận hợp quy Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng
– Chứng nhận hợp quy Tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng
– Chứng nhận hợp quy Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng

3. Căn cứ pháp lý của chứng nhận hợp quy phụ gia bê tông và xi măng

– Thông tư 10/2017/TT-BXD và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD
– Thông tư 28/2012/TT-BKHCN của Bộ KHCN
– Các chỉ định chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dựng
– Các tiêu chuẩn về phụ gia xi măng và bê tông:

  • TCVN 4315:2007, Xỉ hạt lò cao để sản xuất xi măng
  • TCVN 6882:2016, Phụ gia khoáng cho xi măng
  • TCVN 8262:2009, Tro bay – Phương pháp phân tích hóa học
  • TCVN 8826:2011, Phụ gia hoá học cho bê tông
  • TCVN 9339:2012, Bê tông và vữa xây dựng – Phương pháp xác định pH bằng máy đo pH
  • TCVN 9807:2013, Thạch cao dùng để sản xuất xi măng
  • TCVN 10302:2014, Phụ gia tro bay hoạt tính dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng
  • TCVN 11833:2017, Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng
4. Quy trình chứng nhận hợp quy phụ gia bê tông và xi măng 
Bước 1: Đăng ký chứng nhận, tải bản đăng ký chứng nhận hợp quy
Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng và báo giá
Bước 3: Tiến hành đánh giá tại nhà máy sản xuất hoặc tại cảng, kho hàng (nếu là đơn vị nhập khẩu) và thực hiện lấy mẫu về thử nghiệm
Bước 4: Khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có, đối với đơn vị sản xuất)
Bước 5: Cấp chứng nhận hợp quy xi măng sau khi có kết quả thử nghiệm.
Bước 6: Hướng dẫn công bố hợp quy xi măng tại Sở Xây dựng.

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

Những điểm mới của QCVN 16:2017/BXD so với QCVN 16:2014/BXD về quản lý vật liệu xây dựng - Vietcert - 0903 516 929

Những điểm mới của QCVN 16:2017/BXD so với QCVN 16:2014/BXD về quản lý vật liệu xây dựng
Ngày 29/9/2017, Bộ Xây dựng đã có Thông tư 10/2017/TT-BXD ban hành QCVN 16:2017/BXD thay thế QCVN 16:2014/BXD.

So với QCVN 16:2014/BXD , QCVN 16: 2017/BXD có những điểm khác cơ bản sau:
Theo QCVN 16:2014/BXD thì có 10 nhóm sản phẩm bắt buộc phải công bố hợp quy trước khi ra ngoài thị trường, tuy nhiên theo quy định mới thì chỉ còn 6 nhóm sản phẩm, một vài sản phẩm đã được bỏ và một vài sản phẩm được thêm vào.

Những điểm mới của QCVN 16:2017/BXD so với QCVN 16:2014/BXD về quản lý vật liệu xây dựng

Theo đó, các sản phẩm đã bỏ không còn chứng nhận hợp quy, như sau:
- Thiết bị vệ sinh
- Sơn Epoxyl, sơn Alkyd
- Cốt liệu lớn (đá xây dựng).
- Gạch terrazzo
- Cửa đi, cửa sổ
- Clanhke xi măng poóc lăng
- Xi măng poóc lăng xỉ lò cao
- Xi măng trắng
- Kính nổi, kính kéo, kính cán vân hoa....
Các sản phẩm phải chứng nhận hợp quy bổ sung:
- Ống Polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng cho hệ thống cấp nước được đặt ngầm và nổi trên
mặt đất trong điều kiện có áp suất
- Ống nhựa Polyetylen (PE), Polypropylen (PP)
- Kính gương tráng bạc.

Liên hệ VietCert để được tư vấn tốt nhất:

Hỗ trợ tư vấn miễn phí, thực hiện hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục liên quan tới Chứng nhận hợp quy, Chứng nhận VietGAP trồng trọt, chăn nuôi và các vấn đề pháp lý khác. 

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và được hưởng dịch vụ tốt nhất. 
Liên hệ: Mr. Khiêm Nguyễn
Mobile: 0903 516 929 - Zalo: 0706 880 132
Email: vietcert.kinhdoanh33@gmail.com
Website: www.vietcert.org

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

Chứng nhận hợp quy kính xây dựng - VIETCERT


1. Kính xây dựng:

ính xây dựng là loại kính được làm từ thủy tinh dưới dạng tấm và được sử dụng trong ngành xây dựng. Kính xây dựng có chiều dày nhỏ hơn nhiều so với chiều rộng và chiều dài của nó; được sản xuất theo rất nhiều công nghệ khác nhau. Chúng ta có nhiều thể phân loại kính thành nhiều loại khác nhau theo đặc tính của nó. Trong lĩnh vực xây dựng thì những loại kính được sử dụng nhiều nhất đó là; kính thuỷ lực, kính chịu lực, kính cường lực….
Với những đặc trưng riêng của mình, kính xây dựng đã mang đến cho người sử dụng rất nhiều ưu điểm vượt trội. Chúng đã phủ rộng khắp các công trình từ lớn đến nhỏ; từ những công trình như trung tâm thương mại, khách sạn, sân bay; bến tàu xe đến những công trình nhỏ hơn như nhà ở dân dụng.

2. Các loại kính phải chứng nhận hợp quy

Những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu các loại kính xây dựng. Cần phải thực hiện chứng nhận hợp quy cho những sản phẩm dưới đây:
– Kính nổi
– Kính gương tráng bạc
– Kính phủ phản quang
– Kính màu hấp thụ nhiệt
– Kính phủ bức xạ thấp

3. Phương thức đánh giá sự phù hợp kính xây dựng

Theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN; của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 12/12/2012 về việc công bố hợp quy, công bố hợp chuẩn và phương thức đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật. Những tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm kính xây dựng sẽ lựa chọn phương thức 5 và những tổ chức; cá nhân nhập khẩu kính xây dựng sẽ lựa chọn phương thức 7 để thực hiện chứng nhận hợp quy kính xây dựng.
+ Chứng nhận hợp quy kính xây dựng theo Phương thức 5; (là phương thức thực hiện đánh giá quá trình sản xuất sản phẩm; kết hợp với lấy mẫu điển hình trực tiếp tại nơi sản xuất hay trên thị trường)
– Những nhà sản xuất có chứng chỉ ISO 9001 theo tiêu chuẩn quốc tế. Sẽ được áp dụng phương thức 5 cho sản phẩm kính xây dựng của họ.
– Chứng nhận hợp quy kính xây dựng có hiệu lực trong vòng 03 năm; đối với sản phẩm kính xây dựng được đánh giá trực tiếp tại nơi sản xuất. Và hàng năm được giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy trực tiếp tại nơi sản xuất hay trên thị trường.
+ Chứng nhận hợp quy kính xây dựng theo Phương thức 7:
– Phương thức này được áp dụng chứng nhận hợp quy cho từng lô sản phẩm kính xây dựng nhập khẩu; trên cơ sở thử nghiệm chất lượng của mẫu đại diện cho lô sản phẩm đó.
– Chứng nhận hợp quy theo phương thức 7; chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm được chứng nhận hợp quy.

4. Các chỉ tiêu thử nghiệm của kính xây dựng

Theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật thì tùy theo từng loại kính. Khi thực hiện chứng nhận hợp quy sẽ có các phép thử sau đây:
– Sai lệch chiều dày
– Độ truyền sáng
– Khuyết tật ngoại quan
– Hệ số phản xạ ánh sáng mặt trời
– Độ bám dính của lớp sơn phủ
– Độ bền mài mòn

5. Các bước chứng nhận hợp quy kính xây dựng

VIETCERT là đơn vị được Bộ Xây dựng chỉ định thực hiện thử nghiệm và chứng nhận hợp quy các loại vật liệu xây dựng. Trong đó có nhóm sản phẩm kính xây dựng.
Các bước thực hiện chứng nhận hợp quy kính xây dựng như sau:
Bước 1: Đăng ký cấp chứng nhận: Khách hàng cung cấp  các thông tin sản phẩm (đối với phương thức 5) hoặc thông tin lô hàng (đối với phương thức 7); thông tin của đơn vị sản xuất hoặc nhập khẩu.
Bước 2:
– Đối với đơn vị nhập khẩu kính xây dựng. Sẽ thực hiện chứng nhận theo Phương thức 7. Khách hàng cung cấp cho VIETCERT bộ hồ sơ nhập khẩu; (gồm có Hợp đồng, Hóa đơn, Packing list, Vận đơn, giấy CO/CQ, Tờ khai hải quan…). Sau khi đăng ký chứng nhận hợp quy thì mang bản đăng ký chứng nhận hợp quy kính xây dựng lên trình hải quan để lấy hàng về kho. (nếu như được phép giải phóng hàng về trước). Đồng thời phải sắp xếp lịch đánh giá hợp quy và lấy mẫu lô hàng.
– Đối với những đơn vị sản xuất kính xây dựng. Thì sắp xếp thời gian để tiến hành đánh giá hợp quy ngay tại nhà máy sản xuất.
Bước 3: Thực hiện đánh giá lô hàng kính xây dựng (đối với Phương thức 7); đánh giá nhà máy sản xuất (đối với Phương thức 5) và thực hiện lấy mẫu sản phẩm để tiến hành thử nghiệm.
Bước 4: Sau khi đã có kết quả thử nghiệm; VIETCERT sẽ thực hiện cấp chứng nhận hợp quy cho sản phẩm kính xây dựng đó.
Bước 5: Hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục công bố hợp quy kính xây dựng tại Sở Xây dựng.
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY - VIETCERT
        *************************************************

Mr: NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG - Nhân viên nghiệp vụ chứng nhận chất lượng
Điện thoại: 0903515430
Địa chỉ:
1.  28 An Xuân, P. An Khê, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.
2.  102 Nguyễn Xí, Phường 26, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
3:  Phòng 303, đơn nguyên 1, tòa nhà F4, đường Trung Kính, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
4: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, Cần Thơ

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN - VIETCERT - 0903 516 929

CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN



Để đáp ứng được các như cầu chứng nhận hợp quy sơn cho các Doanh Nghiệp hoạt động trong ngành
này. VIETCERT cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy với các sản phẩm thuộc các dòng sơn khác
nhau. 
1. TẠI SAO PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN
Sơn là loại vật liệu nằm trong danh sách cần công bố hợp quy. Đây là loại vật liệu xây dựng giúp tạo nên công trình xây dựng và có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.
Theo quy định tại phần 2 của QCVN 16:2014/BXD (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng). Sơn là vật liệu có tên trong danh mục hàng hóa vật liệu xây dựng cần có chứng nhận hợp quy đảm bảo chất lượng sản phẩm an toàn trước khi lưu thông trên thị trường.
2. CÁC LOẠI SƠN CẦN CÔNG BỐ HỢP QUY
Chứng nhận hợp quy Sơn tường dạng nhũ tương. 
3. PHƯƠNG THỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN
- Các cá nhân tổ chức sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuộc dòng sơn được lựa chọn theo phương thức 5 hoặc phương thức 7. Theo thông tư 28/2012/TT-BKHCN ban hành ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa Học Công Nghệ về công bố chứng nhận hợp quy và các phương thức đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn.
4. CÁC GIẤY TỜ TÀI LIỆU CẦN THIẾT PHẢI CÓ
- 01 Bản công bố hợp quy.
- 01 Bản chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm sơn với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận hợp quy cấp. (bản sao)
- 01 Bản mô tả chung về sản phẩm sơn như đặc điểm, công dụng, tính năng…
Nếu cá nhân đơn vị tự công bố hợp quy sản phẩm sơn dựa trên kết quả tự đánh giá thì hồ sơ công bố gồm có:
- 01 Bản Công bố chứng nhận hợp quy sơn.
- 01 bản Kết quả thử nghiệm; Kết quả hiệu chuẩn nếu có thực hiện ở phòng thí nghiệm được công nhận hay được chỉ định.
- 01 Bản mô tả chung về sản phẩm sơn cần công bố hợp quy về đặc điểm, tính năng, công dụng….
- 01 bản Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu. trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 thì cần có bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001.
- 01 bản Kế hoạch giám sát định kỳ.
 - 01 bản Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
5. THỦ TỤC CÔNG BỐ - CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN
Thủ tục chứng nhận hợp quy sơn theo Quy chuẩn QCVN 16:2017/BXD cho các đơn vị sản xuất trong nước: Các đơn vị sản xuất sơn trong nước được chứng nhận theo phương thức 5 (theo thông tư 28/2012 của Bộ KHCN), quy trình chứng nhận như sau:
1. Cung cấp thông tin sản phẩm và thông tin công ty cho VIETCERT 
2. Tiến hành soạn thảo hợp đồng
3. Tiến hành đánh giá tại nhà máy và thực hiện lấy mẫu thử nghiệm
4. Cấp giấy chứng nhận hợp quy sơn.

Liên hệ VietCert để được tư vấn tốt nhất:

Hỗ trợ tư vấn miễn phí, thực hiện hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục liên quan tới Chứng nhận hợp quy, Chứng nhận VietGAP trồng trọt, chăn nuôi và các vấn đề pháp lý khác. 

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và được hưởng dịch vụ tốt nhất. 
Liên hệ: Mr. Khiêm Nguyễn
Mobile: 0903 516 929 - Zalo: 0706 880 132
Email: vietcert.kinhdoanh33@gmail.com
Website: www.vietcert.org

Vietcert - 6 nhóm Vật liệu xây dựng phải chứng nhận hợp quy

6 nhóm Vật liệu xây dựng phải chứng nhận hợp quy

Chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dựng là yêu cầu bắt buộc đối với 6 nhóm sản phẩm, hàng hóa Vật liệu xây dựng được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.

Nhằm đảm bảo chất lượng công trình xây dựng và góp phần xử lý hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng uy tín trên lãnh thổ Việt Nam. Ngày 29/3/2017, Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng QCVN 16:2017/BXD kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BXD  của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về kỹ thuật và quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng thuộc Nhóm 2 theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định tại QCVN 16:2017/BXD, hiện tại có 6 nhóm Vật liệu xây dựng cần thực hiện chứng nhận hợp quy

Bao gồm:

1. Nhóm sản phẩm xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông

  • Xi măng pooc lăng;
  • Xi măng pooc lăng hỗn hợp;
  • Xi măng pooc lăng bền sun phát;
  • Xi mâng pooc lăng hỗn hợp bền sun phát;
  • Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng;
  • Tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng;
  • Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng.

2. Kính xây dựng

  • Kính nổi;
  • Kính màu hấp thụ nhiệt;
  • Kính phủ phản quang;
  • Kính phủ bức xạ thấp;
  • Kính gương tráng bạc.

3. Gạch, đá ốp lát

  • Gạch gốm ốp lát ép bán khô;
  • Gạch gốm ốp lát đùn dẻo;
  • Đá ốp lát lát tự nhiên.

4. Cát xây dựng

  • Cát tự nhiên dùng cho bê tông và vữa;
  • Cát nghiền cho bê tông và vữa.

5. Vật liệu xây

  • Gạch đặc đất sét nung;
  • Gạch rỗng đất sét lung;
  • Gạch bê tông;
  • Sản phẩm bê tông khí chưng áp;
  • Sản phẩm bê tông bọt và bê tông khí chưng áp.

6. Vật liệu xây dựng khác

  • Tấm sóng aminăng xi măng;
  • Amiăng crizôtin để sản xuất tấm sóng amiăng xi măng;
  • Tấm thạch cao;
  • Sơn tường dạng nhũ tương;
  • Ống Polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng cho hệ thống cấp nước được đặt ngầm và nổi trên mặt đất trong điều kiện có áp suất;
  • Ống nhựa Polyetylen (PE) dùng để cấp nước;
  • Ống nhựa Polypropylen (PP) dùng đểdẫn nước nóng và nước lạnh;
  • Sản phẩm hợp kim nhôm dạng profile dùng để chế tạo cửa sổ và cửa đi;
  • Thanh profile poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) dùng để chế tạo cửa sổ và cửa đi.

Ngoài 6 nhóm sản phẩm Vật liệu xây dựng cần chứng nhận hợp quy kể trên, doanh nghiệp có thể chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn nước ngoài và tiêu chuẩn Quốc tế để tự khẳng định chất lượng sản phẩm và thương hiệu của mình với người tiêu dùng.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

Vietcert - So sánh Quyết định 18/2019 với Thông tư 23/2015 về việc - Nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng


TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY - VIETCERT
        *************************************************
Mr: NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG - Nhân viên nghiệp vụ chứng nhận chất lượng
Điện thoại: 0975909412 hoặc 0903515430
Địa chỉ:
1.  28 An Xuân, P. An Khê, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.
2.  102 Nguyễn Xí, Phường 26, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
3:  Phòng 303, đơn nguyên 1, tòa nhà F4, đường Trung Kính, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
4: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, Cần Thơ