Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

Vietcert - Thủ tục chứng nhận hợp quy khăn giấy – giấy vệ sinh

Thủ tục chứng nhận hợp quy khăn giấy – giấy vệ sinh


Chứng nhận hợp quy khăn giấy là gì?

Chứng nhận hợp quy khăn giấy theo Việt Nam Quy chuẩn QCVN 09:2015/BCT; là hoạt động nhằm đánh giá hệ thống sản xuất và thử nghiệm những chỉ tiêu của sản phẩm khăn giấy. So sánh với những tiêu chí của Hệ thống đảm bảo chất lượng; cũng như những tiêu chí về kỹ thuật được quy định tại Quy chuẩn Việt Nam QCVN 09:2015/BCT. Để kết luận sản phẩm khăn giấy này đạt Quy chuẩn Việt Nam QCVN 09:2015/BCT hay không.
Đối tượng cần phải chứng nhận hợp quy khăn giấy đó chính là:
Những tổ chức, cá nhân sản xuất và nhập khẩu khăn giấy.
Những tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh sản phẩm khăn giấy tại Việt Nam.
Những loại giấy phải chứng nhận hợp quy theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 09:2015/BCT đó là:
  • Giấy tissue: Là dạng giấy đã được gia công tạo bề mặt giấy nhăn. Giấy tissue có thể bao gồm một hay nhiều lớp giấy có định lượng thấp. Loại giấy này thường được sử dụng để gia công khăn giấy.
  • Khăn giấy: Sản phẩm này được làm từ giấy tissue với những kích thước khác nhau. Khăn giấy thường có màu trắng, được dập nổi và có in hình hoa văn. Mục đích sử dụng khăn giấy đó là làm sạch và hút thấm.
  • Giấy vệ sinh: Giấy vệ sinh được làm từ giấy tissue ở dạng tờ hoặc dạng cuộn. Loại giấy này thường có màu trắng, ngoài ra nó cũng có thêm một vài màu khác hay có in các hình trang trí. Giấy vệ sinh có tính thấm hút khá tốt, vì thế chúng được dùng với mục đích vệ sinh.
Thế nào là công bố hợp quy khăn giấy?

Công bố hợp quy được định nghĩa là việc tổ chức; cá nhân công bố các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quá trình; và môi trường của mình phù hợp với những quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Theo đó việc công bố hợp quy khăn giấy là việc mà tổ chức; cá nhân công bố sản phẩm khăn giấy của mình phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 09:2015/BCT.

Việc chứng nhận hợp quy khăn giấy và công bố hợp quy giấy vệ sinh; khăn giấy đã được quy định cụ thể tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 12/12/2012.

Thủ tục chứng nhận hợp quy khăn giấy



Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy khăn giấy bao gồm:
  • Đối với sản phẩm khăn giấy sản xuất trong nước:
              Đơn đăng ký chứng nhận hợp quy khăn giấy
            Bản sao chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy thành lập doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương
  • Đối với những sản phẩm khăn giấy nhập khẩu thì hồ sơ nhập khẩu cần chuẩn bị bao gồm: Contract, invoice, packing list, bill of lading, tờ khai hải quan và iso/CO/CQ (nếu có).
Thủ tục đăng ký hợp quy khăn giấy bao gồm:

Trường hợp 1: Những sản phẩm khăn giấy được sản xuất và gia công tại những cơ sở; doanh nghiệp có điều kiện đảm bảo chất lượng thì sẽ được đánh giá; và chứng nhận hợp quy theo phương thức 5. (được quy định tại Điều 5 – Thông tư 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 12/12/2012). Những sản phẩm hàng hóa sau khi chứng nhận hợp quy khăn giấy theo phương thức 5; sẽ cần phải được công bố hợp quy. Quy trình thực hiện như sau:

Bước 1: Tiến hành đăng ký chứng nhận hợp quy khăn giấy; theo mẫu đăng ký chứng nhận của Vietcert
Bước 2: Tiến hành báo giá và ký kết hợp đồng
Bước 3: Vietcert sẽ tư vấn xây dựng cho khách hàng hệ thống đảm bảo chất lượng tại nhà máy; (nếu doanh nghiệp có ISO 9001 thì sẽ bỏ qua bước này)
Bước 4: Vietcert tiến hành đánh giá hợp quy khăn giấy tại nhà máy và lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm
Bước 5: Thẩm xét hồ sơ đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 6: Vietcert cấp chứng nhận hợp quy khăn giấy
Bước 7: Công bố hợp quy khăn giấy tại Sở Công thương

Trường hợp 2: Sản phẩm khăn giấy chưa đủ điều kiện để đánh giá chứng nhận hợp quy; theo phương thức 5 theo quy định của pháp luật hiện hành; (bao gồm những sản phẩm sản xuất trong nước nhưng chưa được đánh giá theo phương thức 5 và những sản phẩm khăn giấy nhập khẩu theo lô hàng); phải được chứng nhận hợp quy giấy vệ sinh khăn giấy theo phương thức 7. Được quy định tại Điều 5 – Thông tư 28. Những sản phẩm khăn giấy sau khi chứng nhận hợp quy theo phương thức 7. Sẽ phải được công bố hợp quy. Đối với những sản phẩm nhập khẩu theo lô hàng thì không cần phải công bố hợp quy.

Chứng nhận hợp quy khăn giấy theo phương thức 7; sẽ chỉ có giá trị đối với lô hàng khăn giấy được đánh giá chứng nhận. Quy trình thực hiện như sau:

Bước 1: Tiến hành đăng ký chứng nhận hợp quy khăn giấy theo mẫu đăng ký chứng nhận của Vietcert
Bước 2: Vietcert tiến hành đánh giá hợp quy khăn giấy; và lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm (mẫu khăn giấy có thể lấy tại cảng hay ngay tại kho hàng)
Bước 3: Vietcert cấp chứng nhận hợp quy khăn giấy


Điều đặc biệt của Quy chuẩn QCVN 09:2015/BCT của Bộ công thương đó chính là những doanh nghiệp nhập khẩu khăn giấy được chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 lô hàng khăn giấy nhập khẩu thì sẽ không cần phải thực hiện công bố hợp quy khăn giấy. Chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 lô hàng khăn giấy sản xuất trong nước thì vẫn phải thực hiện công bố hợp quy khăn giấy

Thủ tục công bố hợp quy khăn giấy, giấy vệ sinh

Theo như quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 12/12/2012 thì thủ tục công bố hợp quy khăn giấy được thực hiện như sau:
Bước 1: Thực hiện chứng nhận hợp quy khăn giấy theo các bước trên.
Bước 2: Sau khi đã nhận được chứng nhận hợp quy khăn giấy của chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 lô hàng khăn giấy nhập khẩu thì sẽ không cần phải thực hiện công bố hợp quy khăn giấy của Vietcert, doanh nghiệp phải hoàn tất toàn bộ hồ sơ để thực hiện Công bố hợp quy khăn giấy tại Sở Công thương – nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Hồ sơ công bố hợp quy khăn giấy bao gồm:
Bản sao công chứng chứng nhận hợp quy khăn giấy
Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Bản chính bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại phụ lục của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.

Doanh nghiệp hoàn tất bộ hồ sơ trên và đến văn phòng 1 cửa của Sở Công thương để nội hồ sơ. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì Sở công thương sẽ thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ bằng văn bản trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Sở Công thương sẽ có thông báo Tiếp nhận hồ sơ Công bố hợp quy khăn giấy cho doanh nghiệp. Và doanh nghiệp đã có thể phát hành sản phẩm của mình ra thị trường và đến tay người tiêu dùng.

Vietcert - Chứng nhận hợp quy vật liệu xây


Chứng nhận hợp quy vật liệu xây 


Các sản phẩm Vật liệu xây dựng phải chứng nhận hợp quy gồm:
1. Xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông
  • Xi măng poóc lăng
  • Xi măng poóc lăng hỗn hợp
  • Xi măng poóc lăng bền sun phát
  • Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát
  • Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng
  • Tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng
  • Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng
2. Nhóm sản phẩm kính xây dựng
  • Kính nổi
  • Kính màu hấp thụ nhiệt
  • Kính phủ phản quang
  • Kính phủ bức xạ thấp
  • Kính gương tráng bạc
3. Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát
  • Gạch gốm ốp lát ép bán khô
  • Gạch gốm ốp lát đùn dẻo
  • Đá ốp lát tự nhiên
4. Nhóm cát xây dựng
  • Cát tự nhiên dùng cho bê tông và vữa
  • Cát nghiền cho bê tông và vữa
5. Gạch đất sét nung 
  • Gạch đặc đất sét nung (bao gồm gạch tuynel và hoffmand)
  • Gạch rỗng đất sét nung (bao gồm gạch tuynel và hoffmand)
6. Gạch không nung
  • Gạch bê tông (hay còn gọi là gạch xi măng cốt liệu)
  • Sản phẩm bê tông khí chưng áp
  • Sản phẩm bê tông bọt và bê tông khí không chưng áp
7. Sản phẩm khác:
  • Tấm sóng amiăng ximăng
  • Amiăng crizôtin để sản xuất tấm sóng amiăng xi măng
  • Tấm thạch cao
  • Sơn tường dạng nhũ tương
  • Ống Polyvinyl clorua không hóa dẻo uPVC dùng cho hệ thống cấp nước được đặt ngầm và nổi trên mặt đất trong điều kiện có áp suất
  • Ống nhựa Polyetylen (PE) dùng để cấp nước
  • Ống nhựa Polypropylen (PP) dùng để dẫn nước nóng và nước lạnh
  • Sản phẩm hợp kim nhôm dạng profile dùng để chế tạo cửa sổ và cửa đi
  • Thanh profile poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) dùng để chế tạo cửa sổ và cửa đi
Quy định về chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng
1. Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật dựa trên kết quả Chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ Xây dựng chỉ định hoặc thừa nhận
2. Việc chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng sản xuất trong nước và nhập khẩu được thực hiện theo:
Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Thông tư 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ, cụ thể như sau:

Phương thức 1: Thử nghiêm mẫu điển hình. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là 1 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu. Giấy chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm. Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.

Quy định công bố hợp quy vật liệu xây dựng
Sau khi doanh nghiệp được chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng, doanh nghiệp phải thực hiện công bố hợp quy. Thủ tục công bố hợp quy vật liệu xây dựng được thực hiện tại Sở Xây dựng sở tại. Quy trình công bố hợp quy vật liệu xây dựng như sau:
Bước 1: Thực hiện chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ công bố hợp quy. Hồ sơ gồm:
Giấy phép kinh doanh công chứng
Giấy chứng nhận hợp quy và phụ lục công chứng
Bản công bố hợp quy vật liệu xây dựng
Đơn đề nghị công bố hợp quy
Một số hồ sơ khác theo yêu cầu của Sở Xây dựng
Bước 3: Thực hiện nộp hồ sơ công bố tại Sở Xây dựng
Bước 4: Nhận bản tiếp nhận công bố hợp quy: Sau 5 ngày nộp công bố, doanh nghiệp sẽ nhận được bản công bố hợp quy vật liệu xây dựng của Sở Xây dựng.
Phương pháp lấy mẫu, quy cách và khối lượng mẫu điển hình
– Phương pháp lấy mẫu điển hình tuân theo các quy định nêu trong tiêu chuẩn quốc gia hiện hành về phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử đối với sản phẩm tương ứng.
– Quy cách và khối lượng mẫu điển hình cho mỗi lô sản phẩm tuân theo quy định trong Bảng 1, Phần 2 tương ứng với từng loại sản phẩm.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

Thủ tục nhập khẩu thép - 0903 516 929

Thủ tục nhập khẩu thép - 2019

Chào các bạn. Trong bài viết này tôi sẽ nói về thủ tục nhập khẩu thép các loại, bạn có thể tìm hiểu cho những loại hàng phổ biến như: thép cuộn, thép tấm, thép ống, thép cốt bê tông, tôn mạ màu...
Thủ tục nhập khẩu loại hàng này hiện tại thuộc sự quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và được điều chỉnh bởi một loạt các văn bản khác nhau, ví dụ:

Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN (gọi tắt là Thông tư 58) và Thông tư số 18/2017/TT-BCT về công bố tiêu chuẩn áp dụng; 
Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và 02/2017/TT-BKHCN quy định về công bố hợp quy; 
Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN và 07/2017/TT-BKHCN quy định về thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng thép nhập khẩu. 
Thông tư 14/2017/TT-BCT bãi bỏ 12/2015/TT-BCT chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động thép.
Căn cứ theo những quy định này thì quy trình thủ tục nhập khẩu thép sẽ gồm 4 nhóm công việc chính sau:
  • Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm thép nhập khẩu. 
  • Công bố hợp quy đối với sản phẩm théo nhập khẩu.
  • Kiểm tra nhà nước về chất lượng thép nhập khẩu.
  • Thông quan hàng hóa

Thép nhập khẩu tại cảng


1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng cho thép nhập khẩu
Để nhập khẩu một sản phẩm thép mới, bạn phải thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại Thông tư 58, cụ thể là theo Điều 3: “Công bố tiêu chuẩn áp dụng và áp dụng phương pháp thử nghiệm không phá hủy”.
Tiêu chuẩn áp dụng do bạn tự công bố sau đó sẽ được sử dụng để thực hiện công bố hợp quy và tự đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng khi kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu.
I. Tiêu chuẩn sử dụng để công bố áp dụng:
1. Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Phụ lục II của Thông tư 58, tiêu chuẩn để công bố áp dụng cho thép nhập khẩu dụng thực hiện như sau:
Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn cơ sở để công bố áp dụng, tiêu chuẩn cơ sở đó phải có các yêu cầu kỹ thuật không được thấp hơn các yêu cầu kỹ thuật quy định tại tiêu chuẩn quốc gia tương ứng của Việt Nam.
Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở đó phải có các yêu cầu kỹ thuật không được thấp hơn các yêu cầu kỹ thuật  quy định tại tiêu chuẩn quốc tế.
Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam, của nước xuất khẩu hoặc chưa có tiêu chuẩn quốc tế thì phải đáp ứng các yêu cầu ghi tại mục 3 phần này. 
(Quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 58)
2. Đối với các loại thép phân loại theo mã HS quy định tại Phụ lục III của Thông tư 58: sử dụng tiêu chuẩn quốc gia tương ứng của Việt Nam hoặc của nước xuất khẩu để công bố.
3. Tiêu chuẩn công bố phải bao gồm các chỉ tiêu cơ bản của sản phẩm thép như sau:
a) Chỉ tiêu kích thước, ngoại quan và cơ lý:
Kích thước hình học: đường kính/chiều dày, chiều rộng; chiều dài;
Ngoại quan: bề mặt, mép cán;
Chỉ tiêu cơ lý:
+ Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; độ giãn dài tương đối; hoặc
+ Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; độ giãn dài tương đối; giới hạn độ bền uốn; hoặc
+ Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; giới hạn độ cứng; giới hạn độ bền uốn.
Đối với sản phẩm có phủ/mạ/tráng: công bố bổ sung độ dày của lớp phủ/mạ/tráng và độ bám dính.
b) Chỉ tiêu hóa học:
Tất cả các sản phẩm thép phải thực hiện công bố hàm lượng của 05 nguyên tố hóa học C, Si, Mn, P, S;
Đối với sản phẩm thép không gỉ (rỉ) phải công bố bổ sung thêm hàm lượng của 02 nguyên tố hóa học Cr, Ni;
Đối với sản phẩm thép hợp kim phải công bố bổ sung tối thiểu hàm lượng của 01 nguyên tố hợp kim (theo chủng loại thép hợp kim do tổ chức, cá nhân đăng ký).
II. Trình tự công bố tiêu chuẩn áp dụng:
1.Trình tự thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng cho thép nhập khẩu được thực hiện theo quy định về công bố tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) tại Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng TCCS ;
Bước 2: Biên soạn dự thảo TCCS;
Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS;
Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS;
Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS;
Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo TCCS;
Bước 7: Thẩm tra dự thảo TCCS;
Bước 8: Công bố TCCS;
Bước 9: In ấn TCCS.
2. Thủ tục công bố hợp quy thép nhập khẩu:
Mặt hàng thép thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc sự quản lý của Bộ KH&CN. Do đó sau khi công bố tiêu chuẩn áp dụng, bạn cần công bố hợp quy cho mặt hàng thép của mình dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Công bố hợp quy là điều kiện bắt buộc để đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước về sản phẩm thép nhập khẩu.
Công bố hợp quy sản phẩm thép nhập khẩu dựa trên kết quả tự đánh giá của doanh nghiệp nhập khẩu hoặc thông qua kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá đã đăng ký.
Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại Khoản, 7 Điều 1, Thông tư 02/2017/TT-BKHCN);
b) Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:
Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
Tên sản phẩm, hàng hóa;
Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;
Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của doanh nghiệp tại phòng thí nghiệm đã đăng ký hoặc dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký như Quatest 1, Quatest 3, Vinacontrol…
3. Kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu
Trước đây, thủ tục kiểm tra chất lượng (sau đây viết tắt là KTCL) các mặt hàng thép nhập khẩu được thực hiện thống nhất theo Thông tư 58, trong đó gồm 02 bước chính:
Bước 1: Đánh giá sự phù hợp về chất lượng của thép do tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện.
Bước 2: Kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với thép nhập khẩu.
Ngoài ra, đối với các mặt hàng thép được phân loại theo mã HS tại mục 2 Phụ lục III thông tư liên tịch này, bao gồm thép hợp kim có mã HS 72241000 và 72249000, thì khi nhập khẩu bạn phải làm thủ tục xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép và xác nhận kê khai nhập khẩu thép với Bộ Công thương.
Tuy nhiên, với việc ban hành thông tư 18/2017/TT-BCT về việc bãi bỏ nhiều điều trong Thông tư 58, giờ đây bạn sẽ không phải tiến hành KTCL theo thông tư 58 này nữa.
Điều này có nghĩa là khi làm thủ tục Hải quan nhập khẩu, bạn không cần phải nộp cho cơ quan Hải quan “Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu” do Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ KHCN cấp, cũng như không cần phải nộp “Bản kê khai thép nhập khẩu” đã được Vụ Công nghiệp nặng thuộc Bộ Công Thương xác nhận và bản sao “Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép” của Sở Công Thương để thông quan hàng hóa.
Thay vào đó, theo công văn số 945/TĐC-QL ngày 11/10/2017 của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thủ tục KTCL các mặt hàng thép nhập khẩu giờ đây được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN và 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN.
Cụ thể, theo điều 5a sửa đổi, thủ tục KTCL nhập khẩu thép (trừ thép làm cốt bê tông) được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 sửa đổi của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN, tức là kết quả KTCL sẽ dựa trên kết quả tự đánh giá của người nhập khấu, trừ trường hợp nếu có nghi ngờ về chất lượng thép nhập khẩu thì sẽ thực hiện theo khoản 2 Điều 5 sửa đổi của thông tư này, tức là kết quả KTCL sẽ dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận.
3.1. Trình tự tiến hành kiểm tra chất lượng:
- Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Chi cục TCĐLCL - TDC). Trong vòng 01 ngày làm việc, bạn nhận lại bản đăng ký KTCL có xác nhận đã đăng ký của Chi cục TCĐLCL và nộp cho cơ quan Hải quan để thông quan hàng hóa.
- Bước 2: Nộp kết quả tự đánh giá theo quy định cho cơ quan kiểm tra (Chi cục TCĐLCL) trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông quan hàng hóa.
(Quy định tại Khoản 3, Điều 1, Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN) 
3.2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng bao gồm các chứng từ:
Giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” (04 bản, theo Mẫu 1. ĐKKT - phần Phụ lục kèm theo Thông tư 27/2012/TT-BKHCN). Trong đó nêu rõ người nhập khẩu tự đánh giá sự phù hợp và cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Công bố hợp quy sản phẩm thép nhập khẩu.
Bản sao hợp đồng (Contract), danh mục hàng hóa (Packing list) (nếu có).
Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice); giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin) (nếu có). 
Tờ khai hàng hóa nhập khẩu 
Ảnh mẫu hàng hóa nộp cho cơ quan chứng nhận hợp quy hoặc bản mô tả hàng hóa; 
Mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).
Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).
(Tham khảo Điều 6, Thông tư 27/2012/TT-BKHCN)
3.3. Bản kết quả tự đánh giá kiểm tra chất lượng bao gồm các thông tin sau:
Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
Tên sản phẩm, hàng hóa;
Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
(Quy định tại Khoản 3, Điều 1, Thông tư 07/2017/TT-BKHCN)
Một điều dễ nhận thấy khi nghiên cứu Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN đó là việc KTCL đối với các sản phẩm thép nhập khẩu được chuyển sang hậu kiểm tra sau thông quan. Trong vòng 01 ngày sau khi đăng ký KTCL, bạn nộp lại bản Đăng ký kiểm tra (Mẫu 01) có xác nhận của Chi cục TCĐLCL cho cơ quan Hải quan là có thể thông quan cho lô hàng của mình.

4. Thông quan - hoàn tất thủ tục nhập khẩu thép
Sau khi hoàn thành các công việc: Công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy và đăng ký KTCL nhà nước (chưa cần có kết quả KTCL), là bạn đã hoàn toàn đủ điều kiện để tiến hành làm thủ tục hải quan cho lô hàng của mình rồi nhé.
Bộ hồ sơ nộp cho cơ quan Hải quan bao gồm:
Bản gốc giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” có xác nhận đăng ký của Chi cục TCĐLCL.
Bản sao Công bố hợp quy sản phẩm thép nhập khẩu.
Các chứng từ khác có liên quan theo quy định: Tờ khai hải quan nhập khẩu, Hợp đồng (Sales contract), Hóa đơn thương mại (Commercial invoice), Danh sách hàng hóa (Packing list), Vận đơn (Bill of Lading), Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin).
Như vậy sau khi thực hiện toàn bộ các công đoạn trên là bạn đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu thép rồi. Sau khi bạn xuất trình bộ hồ sơ đầy đủ và chuẩn chỉnh như trên cho cơ quan Hải quan là lô hàng có thể thông quan.
Thuế với hàng sắt thép nhập khẩu
Ngoài việc chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành, mặt hàng thép nhập khẩu tùy loại sẽ có thể phải chịu các loại thuế sau:
Thuế tự vệ theo quy định tại Quyết định 2968/QĐ-BCT, công văn 10704/BCT-QLCT và 1099/BCT-QLCT đối với hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu.
Thuế chống bán phá giá theo quy định tại 1656/QĐ-BCT ngày 29/4/2016 của Bộ Công thương đối với một số mặt hàng thép không gỉ cán nguội dạng cuộn hoặc dạng tấm nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài Loan.
Thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu theo quy định tại Quyết định số 1105/QĐ-BCT ngày 30/3/2017 của Bộ Công thương.
Thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc theo Quyết định số 957/QĐ-BCT ngày 21/03/2017 của Bộ Công thương.
Các quyết định trên có quy định về mã HS sản phẩm thép nhập khẩu phải chịu thuế, các bạn nghiên cứu và đối chiếu với mặt hàng cụ thể khi làm thủ tục nhập khẩu thép.
Nói chung, thủ tục cần thực hiện với mặt hàng thép nhập khẩu là khá phức tạp, nhiều bước, cần tìm hiểu kỹ trước khi bắt đầu làm.
Nếu bạn cảm thấy thủ tục nhập khẩu thép còn nhiều điểm chưa rõ, nên muốn tìm kiếm một bên cung cấp dịch vụ thủ tục nhập khẩu và thông quan thì hãy liên hệ yêu cầu báo giá trong mẫu dưới đây. Bạn sẽ nhận được chất lượng dịch vụ như ý và những tư vấn chính xác nhất.

Liên hệ VietCert để được tư vấn tốt nhất:

Hỗ trợ tư vấn miễn phí, thực hiện hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục liên quan tới Chứng nhận hợp quy và các vấn đề pháp lý khác. 
Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và được hưởng dịch vụ tốt nhất. 
Liên hệ: Ms. Khiêm Nguyễn
Mobile: 0903 516 929 - Zalo: 0706 880 132
Email:vietcert.kinhdoanh33@gmail.com
Website: www.vietcert.org


Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019

Vietcert - Thủ tục công bố hợp quy thực phẩm

Thủ tục công bố hợp quy thực phẩm

1.     Công bố hợp quy là gì?
Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải công bố hợp quy theo quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Khi công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải đăng ký bản công bố hợp quy tại sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2.     Trình tự công bố hợp quy 
a) Bước 1: Đánh giá hợp quy
Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá hợp quy theo một trong hai phương thức sau: Thông qua tổ chức chứng nhận hợp quy do Bộ Y tế chỉ định hoặc tự đánh giá hợp quy theo nội dung đánh giá hợp quy được quy định và thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận;
b) Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố tại cơ quan có thẩm quyền.
3.     Hồ sơ công bố hợp quy 
a) Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ gồm:
- Bản công bố hợp quy;
- Bản thông tin chi tiết sản phẩm;
- Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của bên thứ ba;
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương .
b) Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bên thứ nhất), hồ sơ gồm:
- Bản công bố hợp quy;
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; do các đối tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng); hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng;
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Báo cáo đánh giá hợp quy;
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương.
4.     Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy
a) Cục An toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực, các sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; xác nhận bằng văn bản đối với sản phẩm nhập khẩu (trừ thực phẩm chức năng) chỉ nhằm phục vụ sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp, kinh doanh trong siêu thị, khách sạn bốn sao trở lên.;
b) Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn (trừ thực phẩm chức năng), vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó đóng trên địa bàn.
c) Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đóng trên địa bàn đối với sản phẩm sản xuất trong nước có mục đích xuất khẩu khi có yêu cầu của nước nhập khẩu.
d) Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đóng trên địa bàn: Sản phẩm có cùng chất lượng của cùng một tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm nhưng được sản xuất tại hai tỉnh, thành phố trở lên.

Chứng nhận hợp quy- 0903 516 929 VK

Chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật:
Là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Đối tượng chứng nhận hợp quy
Là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy định trong QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này. 
Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và QCKT tương ứng.
Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
Các phương thức chứng nhận hợp quy được quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN - Thông tư Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật, bao gồm: 
    · Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
   · Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
   · Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
   · Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
   · Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
   · Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
   · Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
   · Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Căn cứ kết quả đánh giá sự phù hợp, đơn vị chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho đối tượng đã được đánh giá và quyền sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn.

Liên hệ VietCert để được tư vấn tốt nhất:
VietCERT - Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy

Hỗ trợ tư vấn miễn phí, thực hiện hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục liên quan tới Chứng nhận hợp quy và các vấn đề pháp lý khác. 
Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và được hưởng dịch vụ tốt nhất. 
Liên hệ: Ms. Khiêm Nguyễn
Mobile: 0903 516 929
Email:vietcert.kinhdoanh33@gmail.com
Website: www.vietcert.org

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

VIETCERT - CHỨNG NHẬN HỢP QUY QUẠT ĐIỆN QCVN 4:2009/BKHCN

CHỨNG NHẬN HỢP QUY QUẠT ĐIỆN QCVN 4:2009/BKHCN


Căn cứ vào Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 4: 2009/BKHCN là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử ban hành theo Thông tư số 21/2009/TT - ­BKHCN  ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng BKHCN, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2009 Bắt buộc những sản phẩm "thiết bị điện và điện tử" bắt buộc phải được chứng nhận hợp quy!



Danh mục sản phẩm "thiết bị điện và điện tử" phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy

1. Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-35:2007 (IEC 60335-2-35 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với bình đun nước nóng nhanh.

2. Dụng cụ điện đun nước và chứa nước nóng phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-21:2007 (IEC 60335-2-21:2004) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với bình đun nước nóng có dự trữ.
3. Máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu khác phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-23:2007(IEC 60335-2-23 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị dùng để chăm sóc da hoặc tóc.

4. Ấm đun nước phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-15:2007 (IEC 60335-2-15 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng.

5. Nồi cơm điện phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-15:2007 (IEC 60335-2-15 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng.
6. Quạt điện phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-80:2007 (IEC 60335-2-80:2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với quạt điện.

7. Bàn là điện phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-3:2006 (IEC 60335-2-3 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với bàn là điện.

8. Lò vi sóng phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-25:2007 (IEC 60335-2-25 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với lò vi sóng, lò vi sóng kết hợp.

9. Lò nướng điện, vỉ nướng điện (loại di động) phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-9:2004 (IEC 60335-2-9:2002, Adm.1:2004) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với lò nướng, lò nướng bánh mỳ và các thiết bị di động tương tự dùng cho nấu ăn.

10. Dây điện bọc nhựa PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750V phải phù hợp với quy định tại TCVN 6610-1:2007 (IEC 60227-1 :1998) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V. Phần 1: Yêu cầu chung, TCVN 6610-3:2000 (IEC 60227-3 :1997) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V. Phần 3: Cáp không có vỏ bọc dùng để lắp đặt cố định, TCVN 6610-4:2000 (IEC 60227-4 :1992, Adm.1:1997) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V. Phần 4 : Cáp có vỏ bọc dùng để lắp đặt cố định , TCVN 6610-5:2007 (IEC 60227-5:2003) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V. Phần 5: Cáp (dây) mềm.

11. Dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-74:2005 (IEC 60335-2-74:2002) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với que đun điện.

12. Dụng cụ pha chè hoặc cà phê phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-15:2007 (IEC 60335-2-15:2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng.

13. Máy sấy khô tay phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-23:2007 (IEC 60335-2-23 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. An toàn. Phần 2-23: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị để chăm sóc da hoặc tóc.

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký hợp quy còn gọi là công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi doanh nghiệp đăng k‎ý kinh doanh theo quy định tại Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Hồ sơ công bố hợp quy thiết bị điện và điện tử

- Bản đăng k‎ý công bố hợp quy (đối với thiết bị điện và điện tử sản xuất trong nước) theo mẫu quy định tại Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; hoặc bản đăng ký kiểm tra chất lượng (đối với thiết bị điện và điện tử nhập khẩu) theo mẫu quy định tại Thông tư 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Bản mô tả sản phẩm (tên gọi, tính năng công dụng, các thông số k‎ỹ thuật cơ bản, danh mục hoặc hóa đơn các nguyên vật liệu, linh kiện chính …);

- Ảnh mầu tổng thể phía ngoài, bao gồm các ảnh về: toàn cảnh, mặt trước, mặt trên và mặt bên, phích cắm điện (nếu có); nhãn hiệu hàng hóa (nếu có), nhãn hàng hóa (có các thông số kỹ thuật cơ bản);

- Hướng dẫn sử dụng;

- Bản sao giấy chứng nhận hợp quy;

- Thông báo về những thay đổi liên quan đến thiết kế, nguyên vật liệu, công nghệ chế tạo (nếu có) so với hồ sơ đã đăng ký.
Quy trình chứng nhận hợp quy quạt điện

Bước 1. Trao đổi, gửi thông tin đánh giá chứng nhận hợp quy

Bước 2. Đánh giá hồ sơ, xem xét tài liệu để phục vụ việc đánh giá chứng nhận hợp quy

Bước 3. Đánh giá chứng nhận hợp quy

Bước 4. Cấp giấy chứng nhận hợp quy

Bước 5. Công bố hợp quy

CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN - 0903 516 929 VK

CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN 


       QCVN 16:2017/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư số 10/2017/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 và thay thế QCVN 16:2014/BXD ban hành theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ Xây dựng. 
     Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD, Nhóm sản phẩm sơn phải chứng nhận hợp quy là: Sơn tường dạng nhũ tương. Các lại Sơn khác bao gồm: Sơn Epoxy, Sơn Alkyd ... không cần phải chứng nhận hợp quy (tuy nhiên vẫn cần công bố chất lượng) So với QCVN 16:2011/BXD thì QCVN 16:2014/BXD có thay đổi/bổ sung một số nội dung chủ yếu trong việc chứng nhận hợp quy Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe như sau: 
- Phương thức chứng nhận: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng được lựa chọn Phương thức đánh giá 5 hoặc Phương thức đánh giá 7 theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. 
- Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe: loại bỏ sản phẩm sơn nhũ tương bitum polymer, sơn bitum cao su; điều chỉnh chỉ tiêu thử nghiệm đối với sản phẩm tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính (bỏ chỉ tiêu độ bền kéo đứt và độ thấm nước thay bằng chỉ tiêu độ bền chọc thủng động), sản phẩm băng chặn nước gốc PVC (thay đổi chỉ tiêu độ bền hóa chất); bổ sung sản phẩm bột bả tường gốc ximăng poóc lăng, sơn epoxy, vật liệu chống thấm gốc xi măng – polymer. 
- Doanh nghiệp sản xuất trong nước và áp dụng chứng nhận theo Phương thức 5 phải áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
      Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy Chứng nhận hợp quy (còn gọi là chứng nhận bắt buộc): là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. (Trích khoản 7 điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật) hay cụ thể hơn là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa VLXD phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật (khoản 1 Điều 3 – Thông tư số 21/2010/TT-BXD). CNHQ được thực hiện một cách bắt buộc. 
Công bố hợp quy: là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn tương ứng (Điều 3 khoản 2 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN) Phương thức chứng nhận hợp quy Phương thức chứng nhận hợp quy theo quy định tại QCVN 16:2014/BXD Theo quy định tại QCVN 16:2014/BXD thì phương thức đánh giá sự phù hợp được tiến hành như sau: 
- Phương thức 5: Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Hiệu lực của giấy Chứng nhận hợp quy: 01 năm đối với sản phẩm nhập khẩu; 03 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường. 
- Phương thức 7: Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm. Giấy Chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm Phương thức chứng nhận hợp quy theo quy định tại Thông tư số 21/2011/TT-BKHCN ngày 22/09/2011 - Đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong nước phương thức đánh giá sự phù hợp thực hiện theo phương thức 5 (phụ lục 2 -Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ). - Đối với nhóm sản phẩm hàng hóa được nhập khẩu và tiêu thụ sử dụng trong nước thực hiện theo phương thức 7 (phụ lục 2 - Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
-------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert 
Hỗ trợ tư vấn miễn phí, thực hiện hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục liên quan tới Chứng nhận hợp quy sơn; Chứng nhận ISO 9001 lĩnh vực sản xuất Sơn; Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng và các vấn đề pháp lý khác. 
Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và được hưởng dịch vụ tốt nhất. 
Liên hệ: Ms. Khiêm Nguyễn
Mobile: 0903 516 929

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019

Tư vấn quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu - Vietcert

Tư vấn quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu - Vietcert 



Căn cứ pháp lý kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

  • Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
  • Căn cứ Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/06/2009 Hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KHCN

Điều kiện hàng hóa nhập khẩu:

  1. Hàng hóa nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
  2. Đối với những Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.) thì:
  • Phải được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận
  • Hoặc nếu không thì khi nhập khẩu phải được tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận giám định tại cửa khẩu xuất hoặc cửa khẩu nhập.
  • phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu theo nội dung:
  1. Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra;
  2. Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.

Thủ tục, quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

– Hồ sơ để đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu:
  • Giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” theo mẫu.
  • Bản sao chứng chỉ chất lượng có chứng thực.
  • Tài liệu kỹ thuật khác liên quan: Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu)
  • vận đơn (Bill of Lading);
  • hóa đơn (Invoice);
  • tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
  • giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có) (C/O-Certificate of Origin);
  • ảnh hoặc bản mô tả hàng hoá;
  • mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định
  • Bản sao hợp đồng mua bán (Contract) và danh mục hàng hóa kèm theo hợp đồng (Packing list)
– Sau khi cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ , trường hợp đầy đủ thì tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra theo quy định, trường hợp khồng đầy đủ thì sẽ thông báo bổ sung  cho người đăng ký
– Trong 3 ngày sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả và gửi trả hồ sơ

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY - VIETCERT
                           **********************************//*************************************

Ms: NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG - Nhân viên nghiệp vụ chứng nhận chất lượng
Điện thoại: 
Địa chỉ:
1.  28 An Xuân, P. An Khê, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.
2.  205 Nguyễn Xí, Phường 26, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
3:  Phòng 303, đơn nguyên 1, tòa nhà F4, đường Trung Kính, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
4: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, Cần Thơ

Chứng nhận và công bố hợp quy phân bón và những điều cần biết 0903 516 929 VK

Chứng nhận và công bố hợp quy là một trong những điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp lưu hành phân bón trên thị trường. Bên cạnh đó, chứng nhận hợp quy phân bón giúp doanh nghiệp đạt được nhiều hiệu quả về kinh doanh, hệ thống quản lý chất lượng…
1. Khái niệm
Phân bón là gì? Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất. Phân bón bao gồm phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ, phân bón khác.
Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.Phân bón khác là hỗn hợp của phân hữu cơ và phân vô cơ hoặc các loại phân bón khác không thuộc loại phân bón vô cơ và hữu cơ nêu trên.( Theo giải thích từ ngữ của NĐ 202/2013/NĐ-CP).

Sự cần thiết của chứng nhận hợp quy phân bón Trong bối cảnh biến động chung của nền kinh tế, phân bón – loại vật tư thiết yếu phục vụ ngành trồng trọt luôn biến động về giá và nguồn cung đã tác động rất lớn đến sản xuất. Lợi dụng lúc giá phân bón biến động ở mức cao, một số doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đã đưa ra thị trường nhiều loại phân bón kém chất lượng, phân bón giả gây thiệt hại cho người nông dân, làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường phân bón trong nước. Để tránh việc nhập nhèm phân bón chất lượng và kém chất lượng, làm gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật thì doanh nghiệp phải có bằng chứng được thừa nhận về sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật theo Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT, TT 29/2014/TT-BCT và Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón.
2. Lợi ích của chứng nhận hợp quy phân bón

+ Đối với doanh nghiệp: Thông qua hoạt động đánh giá và chứng nhận sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất, về hệ thống quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm sẽ luôn ổn định và nâng cao khi mà các doanh nghiệp phải duy trì liên tục sự phù hợp này theo yêu cầu của quy chuẩn đã được sử dụng để đánh giá, chứng nhận. Vì vậy, Doanh nghiệp giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.Chứng nhận hợp quy phân bón là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những sản phẩm phân bón của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Doanh nghiệp giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường do việc được bên thứ ba chứng nhận sự.
+ Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm phân bón đã được chứng nhận sẽ thấy luôn yên tâm về sức khỏe và môi trường sinh thái vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
+ Đối với cơ quan quản lý:Sản phẩm phân bón được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Sản phẩm phân bón được chứng nhận giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
Ms. Khiêm Nguyễn
Mobile: 0903 516 929