Chứng nhận VietGAP trồng trọt là gì ?
VietGAP (gọi tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices) - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Việt Nam là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Chứng nhận VietGAP trồng trọt
VietGAP trồng trọt dựa trên cơ sở ASEAN GAP, EUREPGAP/GLOBALGAP và FRESH CARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm trồng trọt Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.
VietGAP chủ yếu tập trung vào việc quản lý đầu vào như: phân bón, đất, thuốc trừ sâu…để sản phẩm trồng trọt an toàn.
2. LỢI ÍCH ÁP DỤNG VIETGAP
- Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.
- Sản phẩm được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam.
- Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
- Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.
- Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.
- Tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
- Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý...
3. CHỨNG NHẬN VIETGAP TẠI VIETCERT
a). Nhà sản xuất đáp ứng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP về Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert. Hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP theo mẫu. Trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất);
- Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
- Kết quả kiểm tra nội bộ theo quy định tại Điều 8 Quy chế Chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP);
b). Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký, Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert xem xét hồ sơ, hướng dẫn bằng văn bản cho nhà sản xuất bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
c). Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ, Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert thoả thuận để ký hợp đồng chứng nhận VietGAP với nhà sản xuất. Hợp đồng cần bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của hai bên trong hoạt động chứng nhận VietGAP.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét