Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

Đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001



ĐIỂM NỔI BẬT

a, Mục tiêu của khóa đào tạo:

Đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản về quản lý chất lượng, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng cho các chuyên gia có thể tham gia đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của các tổ chức, doanh nghiệp phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001
                                         

b, Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 9001:
Giới thiệu lịch sử hình thành của tiêu chuẩn ISO 9001
Giới thiệu tổng quan về Hệ thống quản lý chất lượng
Giới thiệu các nguyên tắc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001
Giới thiệu các lợi ích khi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng

c, Phương pháp đào tạo:

Đào tạo tập trung, sử dụng phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của học viên, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên.

d, Phương pháp đánh giá kết quả khóa đào tạo :

Phương pháp đánh giá kết quả khóa đào tạo dựa trên kết quả thi của học viên & tinh thần/thái độ học tập trên lớp

ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG

Điều kiện VỀ KIẾN THỨC CỦA HỌC VIÊN TRƯỚC KHI THAM DỰ KHÓA HỌC
Các học viên có trình độ đại học hoặc cao đẳng trở lên
Các học viên đã nắm được các nguyên lý cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng
Có kỹ năng thuyết trình, có khả năng truyền tải được nội dung công việc trong quá trình đánh giá.
Có kỹ năng soạn thảo văn bản trên máy tính.

Liên hệ:
Mr Nghị: 0335517387
Email: dangnghi.vietcert@gmail.com

Chứng nhận hợp chuẩn cọc bê tông cốt thép

Chứng nhận hợp chuẩn cọc bê tông cốt thép là gì ?

1. THÔNG TIN CHUNG:


Hiện tại Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành TCVN 7888:2014 yêu cầu kỹ thuật về cọc bê tông cốt thép. Hoạt động chứng nhận hợp chuẩn cột điện bê tông cốt thép ly tâm là tự nguyện, tuy nhiên để khằng định chất lượng với khách hàng, đấu thầu nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn công tác chứng nhận hợp chuẩn này.


2. QUY CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN CỌC BÊ TỐNG CỐT THÉP:

Để chứng nhận hợp chuẩn cọc bê tông cốt thép được đánh giá hai nội dung:

- Đánh giá quá trình sản xuất (kỹ thuật, máy móc, con người, ...)
- Thử nghiệm mẫu điển hình (tại Phòng LAS-XD được Bộ Xây dựng chỉ định).

3. HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP CHUẨN CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP:


Sau khi sản phẩm cọc bê tông cốt thép được chứng nhận hợp chuẩn sẽ tiến hành công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại địa phương đăng ký kinh doanh. Hồ sơ công bố hợp chuẩn cọc bê tông cốt thép được thực hiện theo Thông tư 28/2012/TT-BKCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

Giấy chứng nhận chuẩn cọc bê tông cốt thép

5. THỜI GIAN THỰC HIỆN:

 10 ngày chưa bao gồm thời gian test mẫu

6. ĐƠN VỊ HỖ TRỢ: 


Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert








THỨC ĂN BỔ SUNG LÀ GÌ?



ĐỊNH NGHĨA
Thức ăn bổ sung (Tiếng Anh: feed additive) là một chất hoặc hợp chất hữu cơ ở dạng tự nhiên hay tổng hợp dùng để bổ sung lượng nhỏ một số chất như khoáng, vitamin, axit amin thiết yếu, hương liệu… vào thức ăn của vật nuôi nhằm cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Thức ăn bổ sung đồng thời cung cấp năng lượng, protein và chất khoáng...

VAI TRÒ
Tăng nồng độ dinh dưỡng của khẩu phần ăn của vật nuôi; sinh trưởng của động vật nuôi tăng lên khi tăng nồng độ năng lượng và lysine trong khẩu phần.
Nâng cao khả năng tiêu hoá hấp thu của con vật bằng cách sử dụng các enzyme bổ sung vào thức ăn. Các enzyme thường sử dụng vào thức ăn: enzyme amylase, maltase, protease (phân giải tinh bột, đường maltose, protein). Người chăn nuôi thường sử dụng các enzyme phân giải xylose và beta-glucan (có nhiều trong lúa my, đại mạch) để tăng tỷ lệ hấp thu các chất dinh dưỡng. Enzyme phytase cũng đang được dùng phổ biến có tác dụng giải phóng phốt pho khỏi phytat có nhiều trong các hạt ngũ cốc và phụ phẩm.
Thay đổi độ axit của ruột và cân bằng các chất điện giải bằng cách đưa axit hữu cơ vào thức ăn cho lợn con và cho cả gà. Hai nhóm axit hữu cơ được sử dụng làm thức ăn bổ sung. Nhóm 1 gồm các axit: fumaric, xitric, malic và lactic có tác dụng hạ thấp độ pH ở dạ dày, giảm vi khuẩn gây bệnh ở đường tiêu hoá. Nhóm 2 bao gồm axit formic, axetic, propionic, sorbic... ngoài giảm thấp độ pH dạ dày còn diệt được vi khuẩn gram âm gây ỉa chảy.
Sử dụng chất probiotic (chất phụ sinh) và prebiotic (chất tiền sinh). Probiotic là những vi khuẩn sống, khi vào đường tiêu hoá của động vật, những vi khuẩn này có khả năng hạn chế tối đa ảnh hưởng có hại của các vi khuẩn gây bệnh. Các vi khuẩn probiotic thường được đưa vào thức ăn: Lactobacilus, Enterococuccus, Pediococcus, Pediococcus, Bacillus và các chủng nấm men thuộc loài Sacharomyces cerevisiae. Probiotic ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh sử dụng chất dinh dưỡng để sản sinh chất độc, chúng kích thích đường tiêu hoá sản sinh enzyme, nâng cao khả năng tiêu hoá thức ăn. Probiotic có tác dụng kích thích đáp ứng miễn dịch, tăng khả năng chống bệnh của con vật. Bổ sung probiotic trong thức ăn có tác dụng làm con vật khoẻ mạnh, tăng khả năng sinh trưởng. Tuy nhiên, cơ chế tác động của những vi khuẩn probiotic đến nay cũng chưa được làm sáng tỏ. Prebiotic là những chất hỗ trợ cho vi khuẩn có lợi, hạn chế vi khuẩn có hại, cải thiện cân bằng vi khuẩn trong đường tiêu hoá, hạn chế vi khuẩn E. coli, Samonella..., cải thiện hệ miễm dịch của tế bào vách ruột, kích thích tăng trưởng và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
Hỗ trợ hệ thống miễn dịch bằng cách sử dụng những thức ăn cung cấp globin miễn dịch hay kháng thể cung cấo cho con vật trong những thời kỳ khủng hoảng như thời kỳ cai sữa ở lợn.
Sử dụng các chất kháng khuẩn thảo mộc như tỏi, gừng, hồi, quế, hạt tiêu, ớt, bạc hà. Tinh dầu của các thảo mộc này có tác dụng diệt khuẩn rất hiệu quả và có thể thay thế kháng sinh trong chăn nuôi.
Sử dụng thức ăn bổ sung ngày càng tăng nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi, nhất là các sản phẩm xuất khẩu đối với ngành chăn nuôi ở nhiều quốc gia.

PHÂN LOẠI
Vitamin là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể, đây là một hợp chất hữu cơ không năng lượng và nhu cầu của cơ thể động vật chỉ cần một lượng nhỏ cho sự tăng trưởng và sinh sản bình thường. Vitamin được chia thành 2 nhóm là: vitamin tan trong dầu (A, D, E và K) và vitamin tan trong nước (các vitamin nhóm B và C). Tất cả các loại vitamin cơ thể động vật không thể tự tổng hợp được mà phải lấy từ thức ăn. Tuy nhiên, trong điều kiện chăn nuôi tập trung hiện nay việc sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh tất cả các vitamin đều dễ bị mất hoạt tính trong quá trình chế biến, bảo quản dẫn đến cơ thể thiếu và cần được bổ sung. 

Chức năng của các khoáng chất đối với cơ thể động vật là cực kỳ đa dạng. Chúng bao gồm các chức năng cấu tạo ở một số tế bào cho tới hàng loạt các chức năng điều hoà ở các tế bào khác trong cơ thể. Nhu cầu khẩu phần của vật nuôi, nhất là ở lợn rất cần một số khoáng chất bao gồm: Canxi, Phốt-pho, Clo, Iốt, Đồng, Sắt, Magiê, Mangan, kali, selen, natri, Lưu huỳnh và Kẽm. Coban là chất rất cần cho việc tổng hợp Vitamin B12. Trong chăn nuôi lợn theo phương pháp công nghiệp cần được bổ sung đầy đủ các khoáng chất vào thức ăn. Cần chú ý một số khoáng như: Arsenic, Cadmium, Antimony, Fluorine, Chì, Thuỷ ngân có thể gây độc cho lợn.

Có 10 nguyên tố khoáng thường xuyên cần bổ sung vào thức ăn chăn nuôi công nghiệp, có thể chia thành 2 nhóm dựa vào số lượng:

Khoáng đa lượng gồm có Calcium, Phospho, Sodium, Chlorine
Khoáng vi lượng gồm có: Sắt, Kẽm, Iot, selen, đồng, mangan
Bổ sung kháng sinh
Trong chăn nuôi, kháng sinh được dùng để chữa bệnh và cũng được dùng như một chất kích thích tăng trưởng theo con đường bổ sung vào thức ăn. Kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi có tác dụng ức chế và loại bỏ sự hoạt động của vi khuẩn bệnh, đặc biệt vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa và hô hấp trên động vật non, nhờ vậy làm cho chúng khỏe mạnh, tăng trưởng tốt (cải thiện 4-16% tốc độ tăng trưởng và 2-7% hiệu suất lợi dụng thức ăn).

Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh như một chất kích thích tăng trưởng hiện nay đã bị cấm ở nhiều nước do nó gây hiện tượng tồn dư kháng sinh trong cơ thể lợn và vấn đề kháng kháng sinh (gọi tắt là kháng thuốc). Như vậy trong chăn nuôi chỉ nên sử dụng những kháng sinh được pháp luật cho phép và sử dụng theo đúng liều lượng và thời gian quy định đối với từng loại kháng sinh.

Để thay thế kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, các nước có nền chăn nuôi tiên tiến đã áp dụng các biện pháp sau:

  • Bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn.
  • Bổ sung enzyme thức ăn.
  • Bổ sung các chế phẩm trợ sinh (probiotic) và tiền sinh (prebiotic).
  • Bổ sung các chế phẩm giầu kháng thể.
  • Sử dụng kháng sinh thảo dược.
  • Bổ sung hóc môn
Hormon là những chất hữu cơ, được sản xuất với lượng rất nhỏ bởi những tế bào đặc biệt. Hormon kiểm soát không những quá trình chuyển hóa mà cả nhiều chức phận khác như sự phát triển của tế bào và mô, hoạt động của tim, huyết áp, chức phận thận, sự co bóp của dạ dày, ruột, bài tiết enzyme tiêu hóa, bài tiết sữa và hệ thống sinh sản. Hiện nay trong chăn nuôi một số hormon đã bị cấm sử dụng vì tồn dư của hormon trong thực phẩm gây rối loạn cân bằng hormon cơ thể thậm chí gây ung thư cho người, hormon thải ra từ cơ thể con vật còn gây ô nhiễm nguồn nước, có hại cho động vật thủy sinh. Tuy nhiên một số loại hormon vẫn được sử dụng như Somatotropin cho lợn (PST: Porcine Somatotropin): hormon này do thuỳ trước tuyến yên của lợn tiết ra. Tiêm PST cho lợn nái tiết sữa, lợn sản xuất nhiều sữa hơn, lợn cai sữa nặng cân hơn, lợn vỗ béo lớn nhanh hơn và tỷ lệ nạc thân thịt cao hơn và một vài loại hormon khác.

Bổ sung axit hữu cơ
Một trong những biện pháp để thay thế kháng sinh trong chăn nuôi là sử dụng Axit hữu cơ, enzyme và các chế phẩm sinh học

Vi khuẩn gây bệnh như E.coli, Samonella sống và hoạt động ở pH ≥ 4; vi khuẩn có lợi như Lactobacillus hay Bifidobacterium sống và hoạt động ở pH ≤ 3,5. Sử dụng các acid hữu cơ để đưa pH dịch tiêu hóa xuống ≤ 3,5 thì có lợi cho hoạt động và phát triển của vi khuẩn có lợi và ức chế được vi khuẩn có hại.

Acid hữu cơ thường dùng là acid lactic, formic, fumaric, butyric...; các acid hữu cơ này bổ sung vào thức ăn hạ thấp được pH của dịch dạ dày và dịch ruột, nhưng không ăn mòn niêm mạc ống tiêu hóa (có loại acid hữu cơ còn bảo vệ và kích thích sự phát triển của niêm mạc ruột, đó là acid butyric). Các trại chăn nuôi lợn ở châu Âu hiện nay đang coi việc sử dụng acid hữu cơ là một biện pháp quan trọng để thay thế kháng sinh.

Enzyme
Bổ sung các enzyme tạo ra bằng con đường công nghệ vi sinh (celllulase, beta-glucanase, xylanase, mannanase…) nhằm phân giải các polysaccharid cấu tạo vách tế bào thực vật, tạo điều kiện cho các enzyme nội sinh (protease, amylase, lipase tiết ra từ ống tiêu hóa) tiếp cận với các chất hữu cơ bên trong tế bào chất đã làm tăng được tỷ lệ tiêu hóa hấp thu thức ăn, từ đó giúp cơ thể con vật có thêm chất dinh dưỡng để tăng năng suất sản phẩm cũng như tăng cường sức khỏe để chống bệnh.[3]

Chế phẩm sinh học
Các chế phẩm probiotic là các vi khuẩn có lợi còn sống, các chế phẩm prebiotic là các chất dinh dưỡng (chủ yếu là các oligosaccharide như manan-oligosaccharide, fructo- oligosaccharide…) cung cấp năng lượng cho vi khuẩn probiotic. Các chế phẩm probiotic và prebiotic vừa có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn bệnh trong ống tiêu hóa vừa tăng cường hệ thống miễn dịch của ruột cũng đang được dùng bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là thức ăn thủy sản để thay thế kháng sinh.

Các chế phẩm cung cấp kháng thể như bột huyết tương, bột trứng gà… chứa các kháng thể có thể loại bỏ các vi khuẩn bệnh ở đường ruột, ngăn ngừa được rối loạn tiêu hóa. Lợn con mới đẻ cho đến 4 tuần tuổi không thể tự sản sinh kháng thể để chống bệnh, chúng phải trông cậy vào nguồn kháng thể của sữa mẹ. Tuy nhiên nguồn kháng thể này thường không đáp ứng đủ nhu cầu và như vậy việc bổ sung các chế phẩm giầu kháng thể là cần thiết, nhất là khi kháng sinh không được đưa vào thức ăn.

Chất tạo màu, mùi vị
Độ ngon của thức ăn bao gồm những chỉ tiêu thuộc về bản chất dinh dưỡng của thức ăn, sự cân đối về năng lượng, protein - axit amin, vitamin, khoáng chất và cũng phụ thuộc vào những tính chất cảm quan như màu, mùi, vị, độ cứng, mềm, độ sáng của thức ăn. Để tăng độ ngon của thức ăn thuộc tính chất cảm quan ngưởi ta bổ sung vào thức ăn một số chất sau:

Hương liệu: vani, tinh dầu thảo dược, hương hoa quả, hương sữa, hương tanh…Hương sữa được bổ sung vào thức ăn cho lợn con tập ăn, hương tanh được bổ sung cho lợn các giai đoạn khác làm tăng lượng thức ăn tiêu thụ của lợn một cách rõ rệt. |Ngoài ra mùi thơm của thức ăn đã chế biến như mùi đỗ tương rang, hạt ngũ cốc nấu chín, hấp chín cũng có tác dụng kích thích tính thèm ăn của con vật. Ngược lại mùi khét, mốc lại ức chế tính thèm ăn của con vật.
Vị tố: vị ngọt của đường, vị mặn của muối, vị chua của axit hữu cơ cũng được sử dụng để làm tăng độ ngon của thức ăn đặc biệt thức ăn cho lợn con.
Chất hỗ trợ chức năng miễn dịch
Lợn con khi sinh ra sẽ nhận được kháng thể từ mẹ qua sữa đầu, Trong một vài trường hợp việc tiết sữa đầu của con mẹ bị hạn chế làm giảm nguồn kháng thể và tăng nguy cơ nhiễm bẹnh cho lợn con. Để hỗ trợ năng lục miễn dịch cho lợn con lúc mới sinh thì việc dùng các chế phẩm là cần thiết. Các chế phẩm kháng thể đang được sử dụng là kháng thể bột trứng gà, niêm mạc ruột lợn thủy phân, plasma động vật dạng đun khô, peptide kháng khuẩn của lợn…



Liên hệ Mr Nghị
Sđt: 0903543099 - 0335517387
Email: vietcert.kinhdoanh80@gmail.com



Email: Vietcert.kinhdoanh80@gmail.com

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018

Chứng nhận hợp chuẩn cửa nhựa lõi thép UPVC- 0903 527 089

Theo Thông tư 10/2017/TT-BXD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD. Từ 1/1/2018 sản phẩm cửa sổ và cửa đi không còn nằm trong danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hợp quy mà chỉ chứng nhận và công bố hợp chuẩn.
Cửa sổ và cửa đi là sản phẩm vật liệu xây dựng được sử dụng thông dụng với từng căn nhà. Theo sự phát triển của đời sống con người mà cửa sổ và cửa đi được thiết kế với mẫu mã bắt mắt hơn và nó không thể thiếu trong kết cấu hoàn thiện ngôi nhà. Hiện nay sản phẩm cửa sổ và cửa đi được sử dụng phổ biến là được làm từ 3 loại”
– Cửa sổ và cửa đi bằng gỗ
– Cửa sổ và cửa đi bằng nhựa U-PVC
– Cửa sổ và cửa đi bằng kim loại (Cửa sắt và cửa nhôm)
Công nghệ cửa nhựa u-PVC có mặt rất sớm ở châu Âu, nhưng mãi tới những năm 1990 mới được sử dụng ở Đông Nam Á, và tới những năm cuối thế kỷ 20 mới được sử dụng ở Trung Quốc, chỉ trong vòng mấy năm đã thành phổ biến rộng khắp. Ở Việt Nam, những chiếc cửa nhựa u-PVC xuất hiện cũng khá sớm, nhưng mãi tới 1999-2000 mới có sản phẩm cửa nhựa u-PVC  sản xuất tại Việt Nam.
Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, việc chứng nhận và công bố hợp chuẩn giúp cho doanh nghiệp sản xuất cửa khẳng định chất lượng sản phẩm và tạo thuận lợi trong quá trình đấu thầu vào các công trình lớn. Để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn, quý doanh nghiệp có thể liên hệ 0903 527 089 (Trung tâm VietCert.
Cửa bằng khung nhựa UPVC được chứng nhận theo TCVN  7451:2004. 

Ngoài ra, từng sản phẩm/nhóm sản phẩm có thể được bao gói, trên mỗi đơn vị bao gói phải có nhãn ghi các thông tin theo qui định hiện hành và các thông tin về:
- loại cửa, kích thước, kiểu mở;
- loại và xuất xứ thanh profle (hãng sản xuất) và phụ kiện kim khí;
- loại kính;
- độ cách âm
- cấp tải trọng gió (theo TCVN 2737 : 1995)
-----------------------------------------------------
Mọi chi tiết cần hỗ trợ và tư vấn về việc chứng nhận chất lượng vui lòng liên hệ:
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert
Hotline: 0903 527 089 (Ms. Thu Hà) 

Chứng nhận hợp quy thanh uPVC- 0903 527 089

uPVC profile là thanh nhựa cứng được sản xuất trên máy đùn hai trục vis. Thành phần phối trộn bao gồm nhựa PVC (K65 - K6), chất ổn định nhiệt, chất bôi trơn, chất trợ gia công, chất tăng độ bền va đập, chất độn, bột màu, chất chống tia UV.
  • Chất ổn định nhiệt làm cho nhựa PVC không bị cháy trong quá trình gia công.
  • Chất bôi trơn làm giảm ma sát giữa bền mặt trục vis với nhựa (chất bôi trơn ngoại), giữa bề mặt xi-lanh với nhựa (chất bôi trơn ngoại) và giữa các phân tử nhựa với nhau (chất bôi trơn nội). Nhờ quá trình bôi trơn của chất bôi trơn làm cho năng máy cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn. Tuy nhiên quá trình sử dụng chất bôi trơn phải thận trọng, phải chọn chất bôi trơn phù hợp, hàm lượng đủ dùng mới cho sản phẩm đạt chất lượng cao.
  • Chất trợ gia công làm cho quá trình chảy nhiệt của nhựa PVC trong máy xảy ra nhanh hơn, hỗn hợp nhựa chảy tốt hơn nên chất lượng sản phẩm tăng lên rõ rệt.
.K hác với các loại nhựa thông thường, uPVC là một Polyvinyl Chlorua chưa được nhựa hoá gồm các thành phần:
  • Polymers Arylic -> tạo sự bền chắc, chiu va đập mạnh.
  • Nhóm chất ổn định -> giúp nhựa chịu được tác động của nhiệt và tia cực tím.
  • Chất sáp -> dùng trong quá trình tạo hình, cho thanh Profile có bề mặt nhẵn bóng.
Thanh Profile gồm bột nhựa PVC cùng các chất phụ gia được đưa vào máy trộn để tạo hỗn hợp PVC. Sau đó, hỗn hợp được đưa vào hệ thống máy đùn. Tại đây máy sẽ gia nhiệt và định hình tạo khuôn dạng các thanh Profile. Trước đó, theo các thông số của thanh Profile được nhập vào hệ thống máy tính. Hệ thống sẽ tự động tính toán khối lượng nguyên liệu cùng lượng bột màu cần thiết trong nguyên liệu để tạo thanh profile theo yêu cầu chuẩn.
Thanh Profile có cấu trúc dạng hộp, được chia thành nhiều khoang trống có chức năng cách âm, cách nhiệt, được lắp lõi thép gia cường để tăng khả năng chiu lực cho kết cấu cửa. Khoan trống đáp ứng tính kinh tế, giảm thiểu trọng lượng đến mức đa và đảm bảo sự bền vững trên mức an toàn.
Nhựa uPVC (Unplasticized PVC) là loại nhựa chịu nhiệt cao, có khả năng chống cháy tới 1000 độ C. Thời gian chịu đựng được nhiệt nóng chảy chỉ trong vòng 30 phút. Thanh nhựa uPVC chỉ nóng chảy ra chứ không bắt cháy. Ngoài ra, uPVC là loại thanh nhựa có các tính năng khác như: Không bị ôxy hóa, không bị co ngót, không bị biến dạng theo thời gian. Loại thanh nhựa uPVC cao cấp sẽ được phủ 1 lớp hóa chất chống trầy xước và tạo ra độ bóng trên bề mặt thanh nhựa uPVC này.
Các ứng dụng của thanh nhựa chịu nhiệt uPVC là dùng làm ra các dòng sản phẩm cửa nhựa lõi thép cao cấp. Dòng sản phẩm uPVC gồm có cửa sổ, cửa đi, vách ngăn PVC, hàng rào nhựa bao quanh biệt thự hoặc nhà phố.
Trước đây, cửa nhựa nói chung bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy, tuy nhiên kể từ ngày 01/01/2018, cửa nhựa sẽ không phải chứng nhận hợp quy mà thay vào đó Thanh profile poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) mới chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2017/BXD.
Phương thức chứng nhận
  • Thực hiện chứng nhận hợp quy nhựa uPVC và nhôm cho đơn vị sản xuất trong nước theo phương thức 5, phương thức 7
  • Đối với đơn vị nhập khẩu được thực hiện theo phương thức 7 và phương thức 1
Hồ sơ công bố hợp quy
  • Bản công bố hợp quy
  • Bản mô tả sơ bộ về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ( đặc điểm, tính năng, công dụng…)
  • Thử nghiệm tại phòng thí nghiệm được hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn chỉ định
  • Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
  • Kế hoạch giám sát định kỳ
  • Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu liên quan
Để hiểu thêm về quá trình chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ:

-------------------------------------------

VIỆN NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG DEMING


Hotline: 0903 527 089 _Ms. Thu Hà