Đặc điểm của dịch vụ
giám định thương mại
Điều 254 Luật Thương mại
năm 2005 quy định: “Dịch vụ giám định là hoạt động thương
mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định
tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung
khác theo yêu cầu của khách hàng”. Định nghĩa này cho thấy, giám định
thương mại là hoạt động của bên thứ ba nhằm đánh giá tình trạng thực tế của đối
tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nền tảng để thực
hiện việc giám định là sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người, cơ sở vật
chất, công nghệ, phương pháp tạo nên sự đánh giá chuyên nghiệp. Có thể nói,
không chỉ góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh, “giám định” còn góp phần
giúp các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý nhằm bảo đảm một môi trường
kinh doanh an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Dịch vụ giám định thương mại có những đặc điểm đó là:
– Chủ thể tham gia quan hệ giám định có hai bên: Người thực hiện
việc giám định hàng hóa và người yêu cầu giám định hàng hóa. Người thực hiện
việc giám định hàng hóa phải là thương nhân thỏa mãn các điều kiện do pháp luật
quy định. Người yêu cầu giám định ( khách hàng) có thể là tổ chức, cá nhân, cơ
quan nhà nước là thương nhân hoặc không phải thương nhân.
– Nội dung của hoạt động giám định là xác định tình trạng thực tế
của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì,
xuất xứ, giá trị hàng hóa; kết quả thực hiện dịch vụ, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng
dịch của hàng hóa dịch vụ; các tổn thất và nguyên nhân dẫn đến tổn thất của một
hoặc các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ thương mại và các
nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.
– Kết luật về hiện trạng hàng hóa, dịch vụ thương mại theo yêu cầu
của khách hàng có giá trị ràng buộc đối với các bên tham gia quan hệ mua bán
hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ thương mại. Kết luận này được xác lập dưới hình
thức văn bản có tên gọi là chứng thu giám định.
– Giám định là một hành vi thương mại độc lập.
Thương nhân thực hiện việc giám định hàng hóa như một nghề nghiệp độc lập và
thường xuyên. Thực hiện việc giám định, thương nhân được trả thù lao theo thỏa
thuận hoặc theo quy định của pháp luật, ngay cả trường hợp giám định theo yêu
cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trung tâm giám địnhvà chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VIETCERT là
tổ chức chứng nhận và giám định độc lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt
Nam. VIETCERT mong muốn sát cánh cùng doanh nghiệp
trong việc tháo gỡ những khó khăn, hạn chế những tranh chấp trong quá trình vận
chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.
Trải qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, tuân thủ nguyên tắc “Khách quan – Công bằng – Hợp tác – Bảo mật” với phương châm phục vụ “Chính xác – Tin cậy – Chuyên nghiệp – Kịp thời”, VietCert không ngừng mở rộng, cải tiến sáng tạo, nâng cao chất lượng các dịch vụ khoa học công nghệ để luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đạt chất lượng cao, thỏa mãn các yêu cầu chính đáng của khách hàng.
hàng.
VietCert hoạt động trên giá trị cốt lõi “khách hàng là tối thượng”, với các tiêu chí: Chuyên nghiệp, chính xác, tin cậy và cảm thông, VIETCERT luôn đồng hành và mang lại lợi ích cao nhất cho quý khách hàng.
Trải qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, tuân thủ nguyên tắc “Khách quan – Công bằng – Hợp tác – Bảo mật” với phương châm phục vụ “Chính xác – Tin cậy – Chuyên nghiệp – Kịp thời”, VietCert không ngừng mở rộng, cải tiến sáng tạo, nâng cao chất lượng các dịch vụ khoa học công nghệ để luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đạt chất lượng cao, thỏa mãn các yêu cầu chính đáng của khách hàng.
hàng.
VietCert hoạt động trên giá trị cốt lõi “khách hàng là tối thượng”, với các tiêu chí: Chuyên nghiệp, chính xác, tin cậy và cảm thông, VIETCERT luôn đồng hành và mang lại lợi ích cao nhất cho quý khách hàng.